Thursday, August 6, 2015

KINH DOANH THEO HÌNH THỨC THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CÓ PHẢI NỘP THUẾ?

Các bạn thân mến, kinh doanh theo hình thức thương mại điện tử hiện nay đã không còn xa lạ, mà ngày càng phát triển mạnh mẽ. Bạn đã tìm hiểu được gì về thương mại điện tử và kinh doanh theo hình thức thương mại điện tử có phải nộp thuế, hãy cùng T&T Laptop – Bán laptop cũ Đà Nẵng uy tín tìm hiểu qua bài viết này nhé!

thương mại điện tử, bán laptop cũ đà nẵng, ban laptop cu da nang

Thương mại điện tử được hiểu như thế nào?

Thương mại điện tử ( e-commerce, e-comm hay EC) theo wikipedia là sự mua bán sản phẩm hay dịch vụ trên các hệ thống điện tử như Internet và các mạng máy tính. Thương mại điện tử dựa trên một số công nghệ như chuyển tiền điện tử, quản lý chuỗi dây chuyền cung ứng, tiếp thị Internet, quá trình giao dịch trực tuyến, trao đổi dữ liệu điện tử, các hệ thống quản lý hàng tồn kho, và các hệ thống tự động thu thập dữ liệu. Thương mại điện tử hiện đại thường sử dụng mạng World Wide Web là một điểm ít nhất phải có trong chu trình giao dịch, mặc dù nó có thể bao gồm một phạm vi lớn hơn về mặt công nghệ như email, các thiết bị di động cũng như điện thoại.
Thương mại điện tử thông thường được xem ở các khía cạnh của kinh doanh điện tử . Nó cũng bao gồm việc trao đổi dữ liệu tạo điều kiện thuận lợi cho các nguồn tài chính và các khía cạnh thanh toán của việc giao dịch kinh doanh.

Thương mại điện tử có thể được phân chia thành:

+ E-tailing (bán lẻ trực tuyến) hoặc “cửa hàng ảo” trên trang web với các danh mục trực tuyến, đôi khi được gom thành các “trung tâm mua sắm ảo”.
+ Việc thu thập và sử dụng dữ liệu cá nhân thông qua các địa chỉ liên lạc web.
+ Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI), trao đổi dữ liệu giữa Doanh nghiệp với Doanh nghiệp.
+ Email và fax, sử dụng chúng như là phương tiện cho việc tiếp cận và thiết lập mối quan hệ với khách hàng (ví dụ như bản tin – newsletters ).
+ Việc mua và bán giữa Doanh nghiệp với Doanh nghiệp.
+ Bảo mật các giao dịch kinh doanh.

Quy định của Việt Nam về Thương mại điện tử

– Tháng 11/2005, Quốc hội đã thông qua Luật Giao dịch điện tử. Tháng 6/ 2006, Chính phủ ban hành Nghị định số 57/2006/NĐ-CP về thương mại điện tử.
– Đầu 2007, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày 23/02/2007 “Về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính” [37], số 26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007 “Quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số”, số 35/2007/NĐ-CP ngày 08/03/2007 ” Về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng”.
Nội dung chủ yếu của Nghị định về thương mại điện tử năm 2006 là thừa nhận giá trị pháp lý của chứng từ điện tử trong hoạt động thương mại, ngoài ra có một số quy định cụ thể khác. Cho tới cuối năm 2012 thương mại điện tử ở Việt Nam phát triển nhanh và đa dạng, đồng thời cũng xuất hiện những mô hình mang danh nghĩa thương mại điện tử thu hút rất đông người tham gia nhưng gây tác động xấu tới xã hội.
Ngày 16/ 5 /2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử thay thế cho Nghị định năm 2006. Nghị định mới đã quy định những hành vi bị cấm trong thương mại điện tử, quy định chặt chẽ trách nhiệm của các thương nhân cung cấp các dịch vụ bán hàng trực tuyến, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về thương mại điện tử. Một trong những mục tiêu quan trọng của Nghị định mới là tạo môi trường thuận lợi hơn cho thương mại điện tử, nâng cao lòng tin của người tiêu dùng khi tham gia mua sắm trực tuyến.

Kinh doanh theo hình thức thương mại điện tử có phải nộp thuế?

Từ năm 2015, cá nhân bán hàng (qua mạng xã hội như Facebook, bán trực tuyến…) có thu nhập trên 100 triệu đồng/năm thì mới phải chịu thuế thu nhập cá nhân.
Làng kinh doanh online gần đây nhận được liên tiếp những thông báo về quy định kinh doanh online, đặc biệt là việc kê khai và đóng thuế, Vậy bán hàng online có phải đóng thuế thu nhập cá nhân? nếu có thì đóng thuế thế nào?
Từ năm 2015, cá nhân bán hàng (qua Facebook, bán trực tuyến…) có thu nhập trên 100 triệu đồng/năm mới chịu thuế thu nhập cá nhân.
Mới đây, Bộ Công Thương ban hành Thông tư 47/2014 quản lý website thương mại điện tử (TMĐT). Nhiều cá nhân đang bán hàng trên mạng xã hội như Facebook, trên các website khác… lo ngại rằng mình phải đăng ký kinh doanh và nộp thuế, bất kể bán hàng thường xuyên chuyên nghiệp hay chỉ lâu lâu mới rao bán vài món thanh lý đồ trong nhà.
Luật sư Trần Xoa, Giám đốc Công ty Luật Minh Đăng Quang, cho biết website mua bán hàng hay mạng xã hội như Facebook, twitter… chỉ là phương tiện để kinh doanh. Cá nhân, hộ kinh doanh, doanh nghiệp dù dùng hay không dùng Facebook để quảng bá bán hàng… thì cũng phải nộp thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp… theo quy định riêng về thuế.
Ông phân tích, doanh nghiệp đăng ký kinh doanh dưới dạng doanh nghiệp. Hộ cá thể hoặc cá nhân thì đăng ký kinh doanh với quận/huyện. Những người buôn bán dạo, hàng rong, lâu lâu mới bán một vài món hàng (không thường xuyên) thì không cần đăng ký. Những người kinh doanh thường xuyên khác thì phải đăng ký, phải khai thuế. Nếu không đăng ký mà bị phát hiện thì cá nhân có thể bị xử phạt hành chính, bị áp doanh số để buộc nộp thuế.
Ông cũng cho biết từ năm 2015, cá nhân bán hàng (qua Facebook, bán trực tuyến…) có thu nhập trên 100 triệu đồng/năm thì mới chịu thuế thu nhập cá nhân. Bán hàng thu nhập không đến 100 triệu đồng/năm thì dù có rao bán trên một chục website đi nữa cũng không chịu thuế này! Cá nhân đã đăng ký kinh doanh sẽ chịu thuế môn bài từ 50.000 đồng/năm đến 1 triệu đồng/năm tùy vào mức thu nhập. Ngoài ra hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng thì cá nhân cũng phải nộp thuế giá trị gia tăng theo quy định.

Cá nhân lên sàn giao dịch thương mại điện tử cần làm gì?

– Cung cấp thông tin: tên, địa chỉ, mã số thuế cá nhân, số điện thoại…
– Cung cấp thông tin chính xác, trung thực về hàng hóa, dịch vụ.
– Nộp thuế theo quy định pháp luật về thuế. (Theo Nghị định 52/2013 về TMĐT)

Nếu không đăng ký, phạt 40-60 triệu đồng tùy mức độ vi phạm.

“Đến ngày 20-1-2015, khi Thông tư số 47 có hiệu lực, các mạng xã hội có cung cấp dịch vụ thương mại điện tử mà không đăng ký với Bộ Công Thương sẽ bị xử phạt. Chủ mạng xã hội nước ngoài có hiện diện tại Việt Nam thông qua văn phòng đại diện hoặc mạng xã hội có tên miền “.vn” phải đăng ký”. Theo Đại diện Cục TMĐT và Công nghệ thông tin.
Hi vọng bài viết trên giúp ích cho các bạn đang kinh doanh theo hình thức thương mại điện tử hay đang có ý định kinh doanh theo hình thức này.
Chúc các bạn luôn thành công.
Nguồn bài viết: Sưu tầm

No comments:

Post a Comment